Nhiều người bảo sau nâng mũi không nên uống trà bởi thành phần có chứa caffeine không tốt cho vết thương. Một số trường hợp khác lại cho rằng sau nâng mũi uống trà bình thường. Vậy, sự thật nâng mũi uống trà được không? Nếu sau nâng mũi không uống được trà thì nên uống gì? Các chuyên gia tại phẫu thuật thẩm mỹ mặt sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này như sau.
Nâng mũi uống trà được không?
Nhiều người thường có thói quen uổng trà vào mỗi buổi sáng. Ngoài việc thưởng thức hương vị thơm ngon, thói quen uổng trà còn giúp tăng cường sức khỏe đáng kể. Bởi thành phần trà có chứa các loại vitamin, polyphenol, axit amin L-theanine, nhiều chất chống oxy hoá…
Từ những thành phần kể trên, có thể thấy uống trà giúp nâng cao hệ miễn dịch, giải toả những căng thẳng và ngăn ngừa lão hoá hiệu quả. Chính vì những lợi ích này nên có nhiều người băn khoăn nâng mũi uống trà được không.
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, mặc dù trà có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng sau nâng mũi không nên uống, bởi thành phần trà có chứa caffeine, một chất có khả năng làm chậm quá trình lành thương, không tốt cho những ai vừa mới trải qua phẫu thuật.
Nâng mũi bao lâu mới được uống trà?
Sau nâng mũi nên kiêng uống trà cho đến khi mũi lành. Thông thường sau khoảng 2 – 3 tuần có thể uổng trà bình thường. Ở giai đoạn này, vết thương đã liền miệng nên sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý cơ địa lành thương của mỗi người khác nhau. Nhiều trường hợp phục hồi sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ uổng trà thoải mái, nhưng một số người có cơ địa lâu lành thương nên kiêng uổng trà lâu hơn, có thể kéo dài hơn 3 – 4 tuần.
Các loại trà khác có được uống sau nâng mũi?
Ngoài câu hỏi nâng mũi uống trà được không, nhiều khách hàng còn thắc mắc các loại trà khác có được uống sau nâng mũi, chẳng hạn:
Nâng mũi uống trà xanh được không?
Các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, thành phần trà xanh có nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, sau nâng mũi có thể uổng trà xanh, nhưng để đảm bảo không ảnh hưởng đến mũi và nghiện caffeine thì chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 tách trà xanh mỗi tuần.
Nâng mũi uống trà được không? Sau nâng mũi có thể uống trà xanh nhưng cần hạn chế không nên uống quá nhiều
Nâng mũi uống trà đào được không?
Thành phần trà đào có chứa các loại vitamin A, vitamin C, sắt…, đây là những chất giúp thúc đẩy quá trình lành thương, kháng viêm, rất có lợi có những ai vừa mới phẫu thuật. Do đó, sau nâng mũi có thể uổng trà đào không cần lo lắng ảnh hưởng đến vết thương.
Có thể uống trà sữa được không?
Các bạn có thể sử dụng trà sữa sau nâng mũi, nhưng cần lưu ý nên mua trà sữa tại các cửa hàng uy tín, tránh cho những nguyên liệu không tốt cho sức khoẻ và mũi. Chẳng hạn không nên dùng loại trà sữa có thạch, trân châu…, khi nhai các thành phần này sẽ vô tình tác động đến sống mũi của bạn.
Nâng mũi sử dụng trà tắc được không?
Trà tắc có chứa các loại vitamin B, vitamin C, chất xơ, sắt, canxi… rất tốt cho sức khoẻ và giúp đẩy nhanh phục hồi vết thương ở mũi. Do đó, sau nâng mũi hoàn toàn có thể uống trà tắc, hoặc pha tắc với mật ong uống cũng giúp tăng cường sức đề kháng và chống viêm.
Sau nâng mũi nên uống gì giúp nhanh lành thương?
Qua tìm hiểu nâng mũi uống trà được không, các bạn đã có câu trả lời cho mình. Vậy, không uống trà thì nên uống gì cho mũi nhanh lành?
- Sữa tươi: Thành phần sữa tươi có chứa nhiều protein, vitamin E, giàu axit amin, nhiều loại khoáng chất… Sau nâng mũi uống sữa tươi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh hình thành các mô tế bào.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu… giúp phòng ngừa viêm nhiễm, chống thâm sẹo . Các bạn có thể bổ sung sữa chua mỗi ngày sau nâng mũi sẽ rất có lợi.
- Các loại trái cây: Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C rất cần thiết cho việc phục hồi vết thương. Vì vậy, sau nâng mũi nên uống nhiều nước ép hoặc sinh tố trái cây như cam, bưởi, dứa, dâu tây, ổi, táo, nho, việt quất…
- Nước ép rau củ quả: Các loại nước ép rau củ quả như cà rốt, cà chua, rau cần tây, rau ngót, cải xoăn… cung cấp cho cơ thể vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, các loại khoáng chất… Từ đó, mang đến công dụng kháng viêm, chống sưng và hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn.
- Nước lọc: Sau nâng mũi nên uống nhiều nước để tăng cường hoạt động trao đổi chất, đào thải độc tố… sẽ có lợi cho sức khoẻ và hỗ trợ đẩy nhanh phục hồi vết thương.
Tham khảo thêm sau khi nâng mũi nên ăn gì?
Tham khảo một số bài viết về chuyên khoa thẩm mỹ
Bài viết trên Metropole đã giải đáp thắc mắc nâng mũi uống trà được không. Mặc dù các chuyên gia khuyên không nên uống trà, nhưng vẫn còn nhiều loại thức uống bổ dưỡng khác có thể thay thế. Các bạn hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để mũi nhanh chóng lành và chuẩn form dáng.