Bún là nguyên liệu chính của rất nhiều món ăn của người Việt. Từ xưa đến nay bún không chỉ quen thuộc với bữa cơm nhà mà còn đảm bảo mang đến nguồn dinh dưỡng cần thiết. Vậy người sau Nâng mũi ăn bún được không, cần chú ý gì trong cách chế biến? Tất cả sẽ được chuyên gia thẩm mỹ của Metropole giải đáp chi tiết bằng nội dung dưới đây.
Nâng mũi ăn bún được không?
Với thành phần lành tính, giàu dưỡng chất thiết yếu sau nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn bún mà không lo bị kích ứng. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g bún gạo truyền thống sẽ có chứa:
- Năng lượng: 110 kcal
- Đạm: 7 g
- Tinh bột: 25.7 g
- Tro: 100 mg
- Canxi: 12 mg
- Sắt: 200 mcg
- Nước:72 g
- Chất xơ: 500 mg
- Phốt pho: 32 mg
- Vitamin PP: 1.3 g
Ăn bún giúp cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cơ thể, bù đắp những thiếu hụt xuất hiện trong và sau phẫu thuật. Nhờ đó cơ thể sẽ không gặp tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Tinh bột trong bún giúp no lâu mà không gây đầy hơi, khó tiêu hay táo bón. Với khoảng 500mg chất xơ, bún còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong dạ dày, kích thích chuyển hóa chất và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra với khoảng 200 microgram sắt tham gia chính vào quá trình sản xuất hồng cầu, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào mới. Kết hợp với vitamin PP sẽ giúp vết thương nhanh lành lớn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và sưng đau sau phẫu thuật.
Những lợi ích của bún đối với sức khỏe
Liên quan đến vấn đề nâng mũi ăn bún được không, chúng ta cũng có thể thấy sơ qua những công dụng của thực phẩm đối với quá trình chữa lành. Còn đối với sức khỏe, bún có tác dụng duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, tim mạch, cụ thể được nêu dưới đây:(giải đáp Nâng mũi ăn bún được không)
- Ổn định cân nặng: Carbohydrate trong bún sẽ được chuyển hóa thành năng lượng khi vào trong cơ thể. Duy trì trạng thái no lâu nhưng không gây đầy hơi hay khó chịu. Vì không có chất béo nên ăn bún nhiều vẫn không gây tích tụ mỡ hay làm tăng cân.
- Duy trì sức khỏe tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ, tro và một số loại vitamin giúp bún trở thành trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa. Ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón, khó tiêu.
- Nguy cơ dị ứng thấp: Trong bún không chứa gluten nhờ đó hạn chế tình trạng dị ứng hay viêm nhiễm đường ruột.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Sắt có trong bún gạo sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu huyết trong cơ thể. Tăng cường sản xuất hồng cầu lành mạnh vận chuyển oxy đến các tế bào mới.
- Giúp xương chắc khỏe: Canxi và phốt pho có trong bún sẽ phối hợp cùng nhau giúp cho xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng bị loãng xương.
- Loại bỏ độc tố: Tro và một số loại dưỡng chất trong bún giúp loại bỏ độc tố hiệu quả, duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể.
Ngoài ra một số loại bún rau củ, bún gạo lứt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn, giúp cho da dẻ và sức khỏe được cải thiện. Tùy theo nhu cầu sử dụng và tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật mà bạn thêm vào thực đơn sao cho đúng cách.
Một số câu hỏi thường gặp về chế việc ăn bún sau nâng mũi
Liên quan đến chủ đề nâng mũi ăn bún được không, nhiều khách hàng cũng thắc mắc về cách chế biến phối hợp của loại nguyên liệu này. Theo đó liệu nấu bún thành bún đậu mắm tôm, bún riêu hay bún thịt nướng thì có an toàn? Phần chi tiết sẽ được giải đáp dưới đây:(giải đáp Nâng mũi ăn bún được không)
Nâng mũi ăn bún riêu được không?
Sau nâng mũi khách hàng không nên ăn bún riêu, bởi thành phần chính của món ăn này thương có riêu cua, mắm tôm, chả, huyết,… Chúng đều được xếp vào nhóm thực phẩm gây kích ứng cao, dễ làm vết thương bị chảy dịch, lâu lành, viêm nhiễm do vi khuẩn. Thời gian kiêng món ăn này nên từ 4 – 6 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
Nâng mũi ăn bún mắm được không?
Sau nâng mũi cũng không nên ăn bún mắm, món ăn dân dã đậm vị này có thành phần gồm hải sản, mắm cá (trong nước dùng). Chúng có khả năng gây dị ứng và làm vết thương xuất hiện các phản ứng cục bộ như tụ mủ, nhiễm trùng, sưng đỏ do chảy dịch. Thêm vào đó, mùi tanh từ món ăn này sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó chịu nơi vị giác cho khách hàng sau phẫu thuật.
Nâng mũi ăn bún đậu mắm tôm được không?
Bàn về vấn đề nâng mũi ăn bún được không, chuyên gia khuyến cáo khách hàng nên kiêng khem món bún đậu mắm tôm. Theo đó, bún đậu thường có chả cốm, mắm tôm, nem chua, dồi,…Chúng có thể gây nên một số phản ứng dị ứng trên khách hàng có làn da nhạy cảm. Để đảm bảo an toàn nên kiêng ít nhất 3 tuần sau phẫu thuật. (giải đáp Nâng mũi ăn bún được không)
Thẩm mỹ nâng mũi ăn bún thịt nướng được không?
Sau nâng mũi, ăn bún thịt nướng hoàn toàn không gây tác dụng phụ với cơ thể. Tuy nhiên, khuyến khích nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ăn bún thịt nướng ngoài hàng thường làm thịt cháy khét kết hợp với nguồn nguyên liệu không đảm bảo dễ gây viêm nhiễm.
Nâng mũi có được ăn phở không?
Sau nâng mũi có thể ăn bánh phở như bình thường, bởi về thành phần dinh dưỡng chúng cũng tương tự như bún. Tuy nhiên nên nấu chúng thành các món ăn thanh đạm hạn chế kết hợp với thịt bò, hải sản có thể gây kích ứng dễ để lại sẹo lồi.
Nâng mũi có được ăn bún chả cá không?
Sau nâng mũi tốt nhất nên kiêng bún chả cá trong thời gian từ 3 đến 4 tuần sau phẫu thuật. Bởi chả cá và một số loại hải sản đi kèm trong bún chả cá có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng rất cao.
Sau nâng mũi nên kiêng bún chả cá ít nhất 3 đến 4 tuần (giải đáp Nâng mũi ăn bún được không)
Trên đây là những chia sẻ của Metropole về chủ đề Nâng mũi ăn bún được không với mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức về công dụng của loại thực phẩm này. Tuy nhiên, để đảm bảo vết thương được phục hồi tốt nhất cần hạn chế phối hợp chúng với các thành phần gây kích ứng như hải sản, mắm tôm,…
>>> Các bài viết liên quan:
Tham khảo thêm sau khi nâng mũi nên ăn gì?