Các loại sụn nâng mũi phổ biến nhất hiện nay được chia ra 2 loại chính: sụn mũi nhân tạo và sụn mũi tự thân. Do đó, trước khi nâng mũi, bạn cần tìm hiểu kỹ sụn nâng mũi là gì? Có mấy loại sụn mũi và ưu nhược của các loại sụn này ra sao để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với cơ thể.
Sụn nâng mũi là gì?
Trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, sụn nâng mũi là vật liệu dùng làm chất độn, có tác dụng nâng cao sống mũi, chỉnh hình dáng mũi, tái cấu trúc mũi, tạo hình đầu mũi… và giải quyết những khuyết điểm trước đó của mũi.
Từ nguồn gốc và tính chất của các loại sụn, các chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ chia làm nhóm sau: sụn nâng mũi nhân tạo và sụn tự thân.
Phân loại sụn nâng mũi
Sụn mũi nhân tạo
Đây là loại sụn tạo nên từ các chất liệu nhân tạo như silicone dẻo, pureform ePTFE hay nanoform, được ứng dụng rộng rãi trong thẩm mỹ phẫu thuật mũi.
- Sụn silicon dẻo: Được làm từ nhựa dẻo, có hình dáng chữ L, dễ uốn nắn. Do là silicon nên chi phí khi nâng mũi sẽ tương đối rẻ. Chất liệu này khá phổ biến ở châu Á và được ưa chuộng vì tạo ra kết quả nhanh chóng và độ sắc nét cao.
- Sụn mũi pureform: Vì được làm 100% chất liệu ePTFE – chất liệu làm mạch máu nhân tạo nên sụn pureform sẽ mang đến cảm giác tự nhiên, ít gây phản ứng đào thải. Đặc biệt, loại sụn này có tính linh hoạt, đàn hồi cao nên có thể uốn cong sụn mà không cần sử dụng bất cứ chất nào lên vùng tế bào.
- Sụn mũi nanoform: Nanoform được xem là chất liệu sụn nâng mũi cao cấp. Loại sụn này có tính chất mềm, xốp, nhẹ. Đặc biệt, nó có đến hàng triệu lỗ nano để các mạch máu có thể xuyên qua nên dây là chất liệu hoàn hảo để tạo dáng mũi đẹp, bền và tương thích tốt.
Sụn Silicon – xuất xứ Hàn Quốc
Sụn Silicon có cấu tạo từ các thành phần chủ yếu như Oxygen và Carbon. Phương pháp nâng mũi silicon là một trong những sụn nhân tạo đầu tiên trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép thanh sụn silicon vào trong sống mũi giúp mũi trở nên cao ráo, tự nhiên, làm khuôn mặt trở nên hài hòa hơn.
Sụn Nanoform
Sụn Nanoform là chất liệu sụn sinh học được mô phỏng tương tự như sụn tự thân từ 100% ePTFE và có nguồn gốc từ Mỹ. Theo đó, bề mặt của sụn Nanoform có các hạt nano siêu nhỏ giúp cho các mạch máu dễ dàng len lỏi vào sụn. Cụ thể, sụn được làm từ 100% nhựa trắng trơn ePTFE được tổ chức Hoa Kỳ chứng nhận về độ an toàn.
Sụn Surgiform
Một trong các loại sụn nâng mũi nhân tạo phải kể đến sụn Surgiform – một loại sụn sinh học cao cấp được làm 100% từ ePTFE, chất liệu vốn được sử dụng làm mạch máu nhân tạo. Sụn Surgiform được cấu tạo từ hàng triệu lỗ nhỏ li ti, kích thước tính bằng micromet, cho phép mạch máu dễ dàng len lỏi đi qua và nhờ đó thúc đẩy hệ thống mô bám chặt vào sụn. Vật liệu y sinh này có khả năng uốn cong tự nhiên, tương thích với cơ thể nên không cần tác động từ vật dụng khác.
Sụn tự thân
Sụn tự thân là loại sụn lấy trực tiếp từ cơ thể của bệnh nhân, độ tương thích lên tới 99%, giúp hạn chế dị ứng và nguy cơ đào thải. Loại sụn này có độ bền cao và thường duy trì được lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn.
Sụn nâng mũi tự thân được lấy từ 4 vùng chính trên cơ thể:
Sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn là phần sụn vách ngăn chia giữa đường mũi trái và phải, được ưu tiên lựa chọn do có độ rủi ro thấp nhất. Nếu đủ sụn để ghép vào sống mũi thì sẽ không làm ảnh hưởng tới cấu trúc nâng đỡ tổng thể của mũi
Sụn vành tai
Sụn vành tai: được lấy từ vành tai, độ dày vừa phải, có độ đàn hồi tạo nét cong tự nhiên. Nhưng theo thời gian sụn vành tai có thể bị uốn cong quá mức và không còn đủ khả năng để nâng sống mũi. Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên dùng loại sụn này trong tạo hình đầu mũi và kết hợp với vật liệu khác để nâng cao sống mũi.
Sụn thái dương
Sụn thái dương: lấy tại vùng thái dương, rất dai và dày, thường được sử dụng trong tạo hình đầu mũi
Sụn sườn
Sụn sườn: lấy từ xương sườn trên cơ thể bệnh nhân, tuy có độ chắc chắn cao nhưng dễ bị vênh nên cần nhiều thời gian để tương thích
Nên nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân?
Một chiếc mũi với các khuyết điểm như hếch, tẹt, gồ gề khiến cho gương mặt mất đi nét hài hoà. Sở hữu khuôn mũi cao thanh tú với cánh mũi thon gọn là niềm mơ ước của rất nhiều người. Vì thế, nâng mũi bằng sụn là giải pháp được nhiều khách hàng ưa chuộng để đạt được dáng mũi như ý. Tuy nhiên không ít người còn băn khoăn nâng mũi bằng sụn nhân tạo hay sụn tự thân thì tốt hơn? Xem ngay ưu và nhược điểm của từng loại sụn nâng mũi trước khi quyết định để tránh hối hận sau này nhé!
Ngoài việc tìm hiểu kỹ các loại sụn nâng mũi, đánh giá các ưu nhược điểm từng loại để đưa ra lựa chọn tốt nhất thì tay nghề bác sĩ cũng cực kì quan trọng trong việc giúp bạn thành công có được một chiếc mũi hoàn hảo. Metropole Clinic là địa chỉ uy tín, tin cậy của hàng nghìn khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ luôn tận tâm, giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro tối đa nhất trong quá trình nâng mũi.